CÁCH LÀM CỬA LÙA SẮT TREO VÀ LẮP ĐẶT MOTER TỰ ĐỘNG

Cửa lùa sắt treo hiện nay được lòng nhiều hộ gia đình lắp đặt vì tính tiện lợi trong đời sống hằng ngày và mẫu mã đa dạng đơn giản nhưng không kém phần tinh tế. Bạn đang có nhu cầu mong muốn lắp đặt? Hãy tham khảo bài viết để có thể hiểu hơn về các thông tin đa dạng của cửa lùa sắt treo nhé.

Tìm hiểu về cửa lùa sắt treo

Cửa sắt lùa treo hay còn được gọi với nhiều tên khác như là cửa lùa hay cửa trượt sắt. Chất liệu làm nên loại cửa này như chính tên gọi của chúng vì đa phần được làm bằng sắt. Được đóng mở theo quy tắc trượt ngang qua 2 bên thông qua đường ray được lắp đặt sẵn phù hợp với cửa để bạn dễ dàng thao tác mở hoặc đóng.

Thông thường loại cửa trượt sắt này sẽ chỉ có từ 1 đến 3 tay, từ 2 đến 6 cánh. Bạn có thể mở tối đa từ ½ cửa cho đến ⅔ diện tích ổ cửa. Không chỉ ở Việt Nam mà bạn dễ dàng bắt gặp loại cửa này ở những bộ phim Thái Lan, Nhật Bản vì đa phần họ sử dụng dạng cửa lùa này vì tính tiện lợi, dễ lắp đặt, đơn giản mà đẹp.

Hiện nay trên thị trường thì loại cửa lùa sắt treo được lắp đặt phổ biến ở nhiều nơi. Tuy nhiên, dễ thấy rằng loại cửa này phù hợp hơn hết cho các khu vực không gian bị hạn chế và chật hẹp, dùng để tạo thêm điểm nhấn cho vị trí lắp đặt trở nên thẩm mỹ hơn.

Cấu tạo chi tiết của cửa lùa sắt treo

  • Cửa lùa sắt treo có cấu tạo bằng 3 bộ phận chính là cánh cửa sắt, ray trượt treo và bạc đạn (hoặc bánh xe).
  • Chất liệu làm nên cửa lùa này có nhiều loại khác nhau nhưng mà đa phần là làm từ như sắt, gỗ, nhựa,…
  • Phần ray trượt được thiết kế đa phần làm bằng hợp kim nhôm để tăng độ bền, chống gỉ sau một thời gian dài sử dụng, tăng tuổi thọ, tiết kiệm chi phí. Đồng thời cũng giúp cho quá trình vận hành cửa lùa sắt treo được trơn tru và nhẹ nhàng hơn.
  • Bánh xe, bạc đạn là bộ phận góp vai trò quan trọng trong việc kết phần máng ray với cánh cửa. Hỗ trợ giảm ma sát cho cửa trên khi có va chạm, tác động. Giúp cửa được cố định, chắc chắn.

Ứng dụng cửa lùa treo trong đời sống

Hiện nay, dòng cửa này được lắp đặt ở nhiều vị trí công trình khác nhau như tại các doang nghiệp, công ty, nhà xưởng, văn phòng,… Hoặc thậm chỉ là các khu dân dụng, nhà cửa, các cửa hàng hay ngôi nhà muốn thông thoáng về mặt không gian không quá ngột ngạt như các dạng cửa khác.

Không những thế mà hiện nay bạn có thể áp dụng cửa lùa sắt treo trong chính căn nhà bạn vì không gian lắp đặt chiếm vị trí khá nhỏ và hạn hẹp. Không quá cầu kỳ, bạn có thể dùng để ngăn vách các phòng và khu vực khác nhau tùy vào nhu cầu và mục đích của bạn.

Cách làm ray cửa lùa sắt tiết kiệm diện tích và tiện lợi

Sau đây là các bước đơn giản để làm ray cho cửa lùa sắt treo nhà bạn:

Khi tiến hành thực hiện thao tác làm ray cửa lùa sắt sẽ được chia thành hai phần là phần ray thẳng và ray ở đoạn khúc cua.

  • Phần ray thẳng của cửa lùa sắt

Bước 1: Tùy vào loại ray. Đối với ray thẳng thì bạn cần chọn lựa được loại thép V 50mm x 75mm cao cấp, tránh mua phải hàng kém chất lượng vì thực hiện cần đảm bảo cứng cáp và chắc chắn, độ thẳng của thép khi lắp đặt, không được sai sót.

Bước 2: Đo chiều dài thực tế của phần cổng thi công (cần lưu ý là cần tính cả chiều dài ở cả hai phía của khúc cua).

Bước 3: Tiến hành hàn thanh tròn (kích thước 16mm) vào đoạn ray thẳng V.

  • Phần ray ở đoạn khúc cua cửa lùa sắt

Bước 1: Bạn cần ưu tiên chọn lựa loại thép 50mm x 5mm làm vật liệu để hàn ray, đảm bảo độ chắc chắn.

Bước 2: Lúc này hãy uốn cong phần thép theo góc 90 độ xung quanh khuôn mẫu là một chiếc lốp xe tải bán kính 15inch đã được bơm căng.

Bước 3: Tiếp tục thao tác thực hiện uốn tiếp phần thanh tròn xung quanh chiếc bánh xe và hàn vào mép của thanh dẹt. Bạn hãy lưu ý ở đoạn này thì không cần nhất thiết phải hàn hết toàn bộ thanh tròn mà thay vào đó có thể sử dụng các mối hàn ngắn, cách nhau tầm 300mm. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian hàn nối các mối hơn và cũng hạn chế được tình trạng thanh ray bị cong, vênh.

Lắp đặt motor tự động cho của lùa sắt treo vô cùng tiện lợi

Sau đây là hướng dẫn cơ bản cho lắp đặt motor tự động cho cửa lùa sắt treo đơn giản:

  1. Bạn cần kiểm tra toàn bộ phụ kiện đi kèm bao gồm như động cơ, đế động cơ, remote,…và bảng hướng dẫn sử dụng. Lựa chọn loại moter tốt, chính hãng, tránh trường hợp ảnh hưởng tốn thời gian và tiền bạc.
  2. Xác định vị trí lắp đặt. Nếu bạn không biết thì hãy nhờ các chuyên gia tư vấn nhé.
  3. Lắp đặt ray trượt : Hàn phụ kiện lên ray tạm thời, test vị trí răng có phù hợp với ray không bằng thao tác kéo thử cửa rồi quan sát ray có thẳng không.
  4. Đi dây diện cho cửa : đi âm đất hoặc đi lộ thiên.
  5. Thử chạy thử bằng remote. Hoặc nút trực tiếp trên động cơ. Nếu cửa hoạt động tự động là bạn đã hoàn thành được bước lắp đặt moter.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

viVietnamese